Tìm hiểu về spyware, phần mềm gián điệp máy tính – Phần 2

By | 12/08/2010

1. Cẩn tắc vô ưu

Yêu cầu đầu tiên là phải thật đề phòng với tất cả những chương trình mà bạn sẽ cài đặt vào máy. Người ta khuyên rằng máy bạn có càng nhiều chương trình miễn phí thì phải càng thận trọng. Một trong những nguyên tắc chính của các spyware là chúng sẽ được cài install vào hệ thống khi mà người sử dụng bất cẩn nhất.

Trong vài trường hợp hiếm thấy, trong lúc install, bạn sẽ nhận được một thông báo hỏi bạn có đồng ý để cài một phần mềm tiện ích nho nhỏ vào chung phần mềm chính không? nó chỉ xuất hiện trong vòng 1-2 giây, nếu bạn không để ý đến hộp thoại đó, mọi chuyện sẽ tiếp diễn và xem như bạn đã đồng ý “mời điệp viên vào nhà”. Bạn còn có thói quen “nên bỏ” là chọn tất cả các mục trong chương trình để install vào máy. Việc này, theo các nhà chuyên môn là bất cẩn và bạn nên lựa chọn những phần nào thật cần thiết trong danh sách đó để cài đặt.

Spyware la gi

2. Đọc kỹ từng chữ một

Khi chuẩn bị cài đặt bất kỳ phần mềm nào vào máy, bạn cũng được yêu cầu đọc một “bản hợp đồng”, trong đó có nêu rõ xuất xứ, chức năng, việc sử dụng chương trình theo pháp luật,… và dĩ nhiên là có 1 thông báo tương đối nhỏ và việc hiện diện “vài dòng mã” với mục đích “phục vụ khách hàng”. Nếu bạn dũng cảm đọc tất cả các điều khoản trong bản hợp đồng đó và từ chối sử dụng 1 phần mềm miễn phí nếu nó có kèm spyware thì chắc chắn bạn sẽ không phải lo âu về các “điệp viên”. Bạn nghĩ sao về việc tìm kiếm 1 phần mềm khác có chức năng tương tự nhưng không có spyware?

3. Các phần mềm chống virus (anti-virus) và bức tường lửa có thể ngăn chặn spyware?

Chỉ đúng 50% thôi ! Đúng là để “mách lẻo” về cho chủ nhân những thông tin đã thu thập, các điệp viên bắt buộc phải dùng đến đường truyền kết nối internet. Tuy nhiên, sự hiệu quả của các firewall chỉ là tương đối vì phần lớn những bức tường lửa này chỉ ngăn cho “ngoại bất nhập” chứ không cấm “nội bất xuất”. Các phần mềm chống virus cũng thế vì các spyware vẫn chưa được xác định rõ ràng là virus hay không và những tên gián điệp này thường xuyên thoát khỏi bộ lọc của các chương trình anti-virus.

4. Khám sức khỏe định kỳ cho PC

Đây là phương pháp hiệu quả nhất cho đến nay vì nhờ đó, các spyware có thể được nhận dạng và phân loại từng điệp viên một, sau đó tiêu diệt chúng.

Có những trang web lập ra những danh sách những spyware đang có mặt “trên đời” để người sử dụng nhận biết được chúng. Cũng có nhiều trang web cung cấp cho bạn dịch vụ thông báo spyware: chỉ cần gõ tên chương trình miễn phí mà mình nghi ngờ, bạn sẽ có ngay câu trả lời là chương trình này có spyware hay không. Tuy nhiên, việc làm này có vẻ hơi “nhà quê” vì ai cũng biết rằng trong vài giờ đồng hồ thôi, địa chỉ mới của các danh sách này sẽ là Recycle bin.

Việc sử dụng các phần mềm chống gián điệp – anti-spyware đem lại những kết quả khả quan. Chúng sẽ truy tìm tất cả các spyware trong máy. Sau khi bị phát hiện, các điệp viên sẽ lập tức bị “đá” ra khỏi máy. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, việc tháo gỡ các spyware là rất khó khăn, thậm chí không thể vì chỉ khi có các phần mềm gián điệp, chương trình chính mới hoạt động một cách trơn tru.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *