Cấu tạo của máy tính cá nhân: trong máy tính có những gì ?

By | 04/05/2013

Đây là bài viết nằm trong loạt bài viết Hướng dẫn cài đặt và sử dụng máy tính toàn tập cho người bắt đầu, đọc thêm tại đây.

Trước khi đi vào phần chính là trong cái máy tính có những gì, có lẽ nên dành chút thời gian cho khái niệm máy tính và máy tính cá nhân.

Máy tính:

Máy tính, cũng gọi là máy vi tính hay máy điện toán, là những thiết bị hay hệ thống dùng để tính toán hay kiểm soát các hoạt động mà có thể biểu diễn dưới dạng số hay quy luật lôgic. (đọc thêm)

Máy tính cá nhân:

Máy tính cá nhân (tiếng Anh: personal computer (viết tắt PC) là một loại máy vi tính nhỏ với giá cả, kích thước và sự tương thích của nó khiến nó hữu dụng cho từng cá nhân. (đọc thêm)

CẤU TẠO CỦA MÁY TÍNH CÁ NHÂN

Cau tao may tinh

– CPU: Bộ xử lý trung tâm.

– Bo mạch chủ (mainboard): Bo mạch chính, lớn nhất đóng vai trò là trung gian giao tiếp giữa các thiết bị với nhau. Có rất nhiều các thiết bị gắn trên bo mạch chủ theo cách trực tiếp có mặt trên nó hay thông qua các kết nối cắm vào hoặc dây dẫn liên kết.

– Bộ nhớ chính (Random Access Memory – RAM): Máy tính dùng RAM để lưu trữ mã chương trình và dữ liệu trong suốt quá trình thực thi (trong 1 phiên làm việc).

– Ổ đĩa cứng (Hard Disk Drive – HDD): Bộ nhớ lưu trữ chính của máy tính, các thành quả của một quá trình làm việc được lưu trữ trên ổ đĩa cứng trước khi có các hành động sao lưu dự phòng trên các dạng bộ nhớ khác.

Ổ đĩa quang (CD, DVD): dùng cho lưu trữ dữ liệu có dung lượng lớn để trao đổi với những máy tính khác.

– Bo mạch đồ hoạ (Video card): Thiết bị có chức năng xuất hình ảnh ra màn hình máy tính. Giúp người sử dụng giao tiếp với máy tính.

– Bo mạch âm thanh (Audio card): Thiết bị mở rộng các chức năng về âm thanh trên máy tính, thông qua các phần mềm nó cho phép ghi lại âm thanh (đầu vào) hoặc trích xuất âm thanh (đầu ra) thông qua các thiết bị chuyên dụng khác.

– Bo mạch mạng (Network card): Thiết bị có chức năng kết nối các máy tính với nhau thành một mạng máy tính.

– Nguồn (Power Supply): Cung cấp năng lượng cho hệ thống và các thiết bị ngoại vi hoạt động.

– Màn hình máy tính (Monitor): Thiết bị trợ giúp giao tiếp giữa con người và máy tính.

– Bàn phím máy tính (Keyboard): Thiết bị nhập dữ liệu, giao tiếp con người với máy tính

– Chuột (Mouse): Phục vụ điều khiển, nhập dữ liệu và giao tiếp con người với máy tính.

– Thùng máy: Chứa bo mạch chủ cùng với các thiết bị khác (ở trên) cấu thành nên một máy tính hoàn chỉnh.

Máy in: thiết bị dùng để thể hiện ra các nội dung được soạn thảo hoặc thiết kế sẵn.

Ngoài ra, còn có các thiết bị ngoại vi thường kết nối với máy tính như: modem, webcam, loa máy tính, máy quét(scan), micro…

Đó chỉ mới là phần cứng (phần ta có thể sờ mó), còn muốn làm cho máy hoạt động được thì cần phải có phần mềm điều khiển (phần ta không thể sờ mó). Chính vì cấu tạo phức tạp này mà bất cứ thành phần nào trong hệ thống máy “cảm cúm” cũng có thể làm cho toàn bộ hệ thống chạy “quờ quạng” hoặc bị “tê liệt”.

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A1y_t%C3%ADnh_c%C3%A1_nh%C3%A2n

 

 

 

4 thoughts on “Cấu tạo của máy tính cá nhân: trong máy tính có những gì ?

  1. dungbc2004

    Quá hay. Tiếp tục bạn nhé. Mong sớm đến phần dọn rác máy tính :). Có lẽ đề nghị đưa phần này lên trước đi 🙂

    Reply
  2. Pingback: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng máy tính toàn tập cho người bắt đầu | Triều Blogger

  3. tieng anh giao tiep

    The such as you read through my head! Material comprehend lots about it, such as you submitted the e-book inside or anything. I believe that you just can do with a number of w. c. in order to energy the solution house somewhat, but instead of which, which is outstanding web site. An incredible read. I am going to definitely be back.

    Reply
  4. baking soda

    Biết thế này thôi chứ tớ mở cái CPU ra là cái nào cũng giống cái nào hết á

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *